CÂU HỎI TƯ VẤN MUA HÀNG

Các mặt hàng thuộc lĩnh vực HVAC được bán với giá rất tốt bởi chính sách ưu đãi của các nhà cung cấp dành riêng cho công ty 30-4.

 

© ​Chúng tôi là nhà phân phối máy lạnh chính hãng giá gốc trực tiếp từ nhà sản xuất, nên cam kết mang đến cho bạn một mức giá tốt nhất, đảm bảo rẻ hơn giá thị trường từ 10-30% cho từng loại sản phẩm.


© Luôn đảm bảo hàng chính hãng, có đầy đủ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO), giấy chứng nhận chất lượng (CQ) và phiếu bảo hành của nhà sản xuất.


© Công ty 30-4 còn là một nhà thầu uy tín và chuyên nghiệp trong ngành Cơ Điện Lạnh tại TP.HCM nên mang lại cho bạn một niềm tin vững chắc.


© Quý khách được tư vấn hỗ trợ kỹ thuật từ các kỹ sư có thâm niên trong ngành.


© Máy lạnh của quý khách được lắp đặt chuyên nghiệp từ đội ngũ kỹ thuật có tay nghề cao của Công ty 30-4.


© Chế độ bảo hành, bảo trì chuyên nghiệp nhằm đảm bảo máy luôn hoạt động trong hiệu suất cao và hoạt động bền bỉ trong thời gian dài.

Với các đơn hàng trong nội thành và các Tỉnh lân cận, hàng hóa sẽ được giao trong vòng từ 1 đến 2 ngày, ở các đơn hàng ở Tỉnh xa sẽ lâu hơn, có thể từ 3-4 đến 6-7 ngày kể từ lúc hoàn tất đặt hàng.

Xin vui lòng xem thêm Chính sách vận chuyển của công ty.

CÂU HỎI TƯ VẤN KỸ THUẬT

HVAC (Heating, Ventilation and Air Conditioning) là một chuyên ngành áp dụng công nghệ kỹ thuật để tạo môi trường sống thoải mái cho con người. HVAC là một ngành học chính thuộc ngành học kỹ thuật cơ khí (mechanical engineering). Kiến thức căn bản của HVAC là nhiệt động lực học (thermodynamics), cơ lưu chất (fluid mechanics) và truyền nhiệt (heat transfer).

HVAC là từ viết tắt được sử dụng phổ biến, nhưng HVAC cũng có sự liên hệ chặt chẽ với ngành công nghệ lạnh (refrigeration) nên người ta còn dùng thuật ngữ viết tắt HVACR để nói về lãnh vực nhiệt lạnh nói chung.

 

Hiệp hội ngành nghề uy tín nhất trên thế giới cho lãnh vực HVACR là Hiệp hội kỹ sư nhiệt, lạnh và điều hòa không khí Hoa Kỳ (American Society of Heating, Refrigerating and Air-Conditioning Engineers), tên viết tắt là ASHRAE. Hiệp hội này thông qua việc tổ chức theo các vùng miền, đề tài nghiên cứu, các nhánh học thuật đã tạo nên được môi trường trao đổi và chia sẻ kiến thức lẫn kinh nghiệm giữa các kỹ sư và kỹ thuật viên trong chuyên ngành. Các ấn phẩm và tài liệu do ASHRAE xuất bản thường được sử dụng để tham khảo như nguồn chính liên quan đến lãnh vực này.

Một hiệp hội khác về ngành lạnh cũng khá uy tín là ARI (Air Conditioning and Refrigeration Institute – ARI), các tiêu chuẩn về hệ thống lạnh trung tâm thường được ARI công bố.

Ngoài ra còn một số hiệp hội và tổ chức phi lợi nhuận uy tín khác nhằm thúc đẩy và bảo trợ cho sự phát triển của ngành công nghiệp HVACR như :

Air Conditioning Contractors of America – ACCA

Air Movement & Control Assoc. – AMCA

Sheet Metal & Air Cond. Contractors’ National Assoc. – SMACNA

National Air Duct Cleaners Assoc. – NADCA

National Air Filtration Association – NAFA

Mechanical Contractors Association of America – MCAA

American Boiler Manufacturers Assoc. – ABMA

American Gas Association

SO SÁNH VRV và WATER CHILLER
Việc lựa chọn hệ thống điều hòa không khí thích hợp cho công trình là hết sức quan trọng, nó phải đáp ứng được mọi yêu cầu của công trình về khí hậu của khu vực lắp đặt, phải phát huy các ưu điểm, hạn chế các khuyết điểm, đảm bảo tối ưu về kinh tế, hoạt động với độ tin cậy cao, tuổi thọ cao, vận hành, bảo dưỡng dễ dàng…

Tùy theo qui mô của công trình, và đặc tính sử dụng của công trình mà ta chọn ra loại sản phẩm phù hợp.

A. Xét về mục đích sử dụng

1. Với tòa nhà cao tầng dạng văn phòng, khách sạn: Với nhiều phòng nhỏ, chia vách… với hệ số sử dụng đồng thời không cao thì hệ thống VRV sẽ là phù hợp nhất vì có khả năng vận hành độc lập và hệ thống điều khiển thông minh.

Cơ bản: Dàn nóng dạng module, một tổ hợp dàn nóng có thể kết nối với nhiều dàn lạnh.

Về tính năng: Dàn lạnh có thể hoạt động độc lập hoặc theo nhóm. Các tổ hợp dàn nóng cũng có thể hoạt động độc lập với nhau: dựa vào đặc điểm này mà có thể đưa ra các phương án kết nối để thuận tiện trọng quá trình sử dụng. và tiết kiệm điện năng.

Điều khiển: hệ VRV có thể điều khiển riêng biệt các dàn lạnh độc lập bằng điều khiển gắn tường (loại có dây),  đồng thời dùng một điều khiển trung tâm để quản lý tổng thể.

2. Với một không gian lớn: dạng như nhà máy sản xuất, siêu thị, trung tâm mua sắm, nhà hàng lớn,resort thì hệ thống Chiller là phù hợp nhất.

B. Xét về chi phí ban đầu: Hệ thống VRV có giá thành cao hơn Chiller.

C. Xét về chi phí vận hành: Chi phí vận hành VRV thấp hơn của Chiller.

D.Ưu, khuyết điểm của hệ thống VRV: Tiết kiệm năng lượng, hệ thống nhỏ gọn,hoat động êm.Chi phí vận hành ít nên tính kinh tế cao, nhưng chi phí đầu tư ban đầu cao.

E. Ưu, khuyết điểm hệ Water Chiller: Hệ thống cồng kềnh, nhưng bù lại có thể đáp ứng được các dải công suất lớn, chi phí đầu tư ban đầu thấp.

Sau đây là bảng so sánh giữa VRV & Chiller

STT Mô tả Hệ thống VRV Hệ thống Water Chiller
1 Đặc điểm hệ thống Hệ thống VRV là một cụm dàn nóng kết nối với nhiều dàn lạnh, làm lạnh trực tiếp không khí phòng. VRV cũng có hai loại giải nhiệt gió và giải nhiệt nước nhưng chủ yếu là loại giải nhiệt gió.
-Thiết bị gồm cụm dàn nóng, dàn lạnh nhiều chủng loại, AHU.
-Tháp giải nhiệt (nếu là VRV loại giải nhiệt nước).
-Máy nén loại xoắn ốc hoặc roto
(biến tần hoặc kỹ thuật số).
-Đường ống: vật liệu bằng đồng
Hệ thống Water Chiller dùng nước lạnh để làm chất tải lạnh trung gian. Nước được làm lạnh rồi được bơm đưa đến các dàn lạnh FCU hoặc AHU để làm lạnh.
-Thiết bị gồm Chiller, AHU, FCU.
-Tháp giải nhiệt, Bình giãn nở, Hệ thống bơm nước giải nhiệt.
-Máy nén loại xoắn ốc, piston, trục vít, tuabin.
-Đường ống và các phụ kiện. Ống có vật liệu bằng đồng, gang, thép, nhựa
2 Công suất lạnh Từ 8HP đến 96HP (268kW) cho 1 cụm dàn nóng. Có thể lên tới 30.000kW.
3 Loại công trình ứng dụng Tòa nhà văn phòng, khách sạn, nhà hàng, căn hộ chung cư Nhà máy sản xuất, siêu thị lớn, nhà hàng lớn, resort
4 Quy mô công trình Vừa và nhỏ Lớn và rất lớn
5 Kích thước công trình Cao Rộng
6 Hệ số sử dụng đồng thời Thấp Cao
7 Chi phí thiết bị đầu tư ban đầu Cao Thấp
8 Chi phí vật tư & nhân công thi công Thấp Cao
9 Chi phí bảo trì về sau Chỉ cần vệ sinh dàn nóng, dàn lạnh. Nhưng chi phí sửa chữa thay thế cho bo mạch sẽ cao vì có quá nhiều bo mạch ở dàn nóng và lạnh. Ít chi phí cho sửa chữa bo mạch vì có rất ít, chủ yếu ở Chiller.
Các chi phí khác sẽ cao vì có nhiều hệ thống phụ trợ: hệ thống bơm và đường ống, hóa chất tẩy rửa bình ngưng và tháp giải nhiệt, xử lý nước…
10 Chi phí vận hành Thấp
– Không cần công nhân vận hành vì hệ thống có thể làm việc hoàn toàn tự động gần giống như máy điều hòa hai cụm gia dụng.
Cao
– Cần có một đội công nhân vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên với trình độ cao vì phải kết hợp giữa Chiller với hệ thống tháp giải nhiệt, bơm nước lạnh, vận hành lò hơi…
11 Vận hành hệ thống Đơn giản Phức tạp
12 Độ tin cậy thiết bị. Tuổi thọ thiết bị: 10-15 năm. Tuổi thọ thiết bị: 20-25 năm.
13 Điều khiển riêng lẻ Không
14 Hiệu quả lúc thực hiện tải nhỏ Hiệu quả cao Không hiệu quả
15 Khả năng tính điện năng tới từng dàn lạnh Không
16 Tiêu thụ điện năng cho một đơn vị công suất lạnh Thấp Cao
17 Hiệu quả sử dụng môi chất làm lạnh Cao(R410A) Thấp(R134A)
18 Điều khiển nhiệt độ phòng   Điều khiển cục bộ Điều khiển cục bộ hoặc theo vùng
19 Kết nối với hệ thống quản lý tòa nhà BMS Không
20 Sự cố Ít sự cố xảy ra vì hệ thống đơn giản Nhiều sự cố xảy ra do hệ thống phức tạp
21 Khởi động máy Đạt được độ mát 15′ sau khi khởi động máy Sau 30-45 phút khởi động máy thì không gian điều hoà mới đựoc làm mát
22 Phòng máy Không cần phòng máy riêng biệt nhưng cần không gian để đặt số lượng lớn các dàn nóng khắp nơi tại từng tầng hoặc tập trung tại sân thượng tòa nhà. Cần có phòng máy Chiller và không gian cho tháp giải nhiệt và bình chứa nước.
23 Chất lượng không khí trong phòng  (Lọc không khí ) Chất lượng của lọc rất kém khi quạt FCU là loại áp suất thấp và vì vậy các lọc là loại có hiệu suất kém. Chất lượng các bộ lọc có thể rất tốt nếu sử dụng AHU .
24 Chất lượng không khí trong phòng  (Thông gió ) Không thể thích hợp với tiêu chuẩn chất lượng không khí khi mà các quạt FCU là loại có áp suất thấp. Cần phải thêm các AHU xử lý gió tươi để có thể đạt được chất lượng không khí theo yêu cầu. Hoàn toàn tương thích với các tiêu chuẩn chất lượng không khí khi sử dụng các AHU
25 Rò rỉ tác nhân lạnh/ nước lạnh  Khả năng rò rỉ tác nhân lạnh là cao hơn. Khó khăn trong việc tìm ra chỗ rò và chi phí để thay thế lượng tác nhân lạnh bị rò ra.
Gây ảnh hưởng cho sức khỏe người sử dụng trong công trình (vì tác nhân lạnh chính là chất độc đối với sức khỏe con người) khi mà lượng tác nhân này bị rò rỉ vào không gian sống của con người.
Ít có khả năng rò rỉ. Nếu có thì cũng dễ dàng tìm ra chỗ rò và chi phí thay thế thì rất rẻ do giá nước rẻ hơn nhiều so với giá tác nhân lạnh.
26 Máy dự phòng   Không có máy dự phòng cho hệ thống vì là hệ cục bộ đáp ứng tải lạnh từng khu vực. Có khả năng dùng thêm máy dự phòng do nối chung ống góp để khắc phục trong trường hợp xấu nhất.

Về cơ bản mục đích của đường ống là dùng để lưu chuyển môi chất từ nơi này tới nơi khác, nhưng tại sao trong tiếng Anh lại phân chia ống thành Duct, Pipe, Tube và Conduit?

DUCT:

Nhiệm vụ:

Duct thường gọi là ống gió và điều đó có nghĩa nhiệm vụ chính là dùng để lưu chuyển các loại môi chất thuộc dạng khí, thường thì không có yêu cầu quá cao về độ rò rỉ cũng như về áp suất làm việc trong đường ống.

Ngoài chức năng trên, trên đường ống gió còn được gắn khá nhiều phụ kiện để vận hành hệ thống.

Tuy nhiên ngoài chức năng chính như trên, thì Duct đôi khi còn kiêm nhiệm thêm những nhiệm vụ khác, và tùy theo nhiệm vụ cụ thể của nó như thế nào mà có thể tên gọi của nó sẽ thay đổi.

Ví dụ điển hình là Garbage Chute:

Garbage Chute là hệ thống đường ống thu gom rác, về cấu tạo nó hoàn toàn không khác gì một đường ống gió, tuy nhiên nhiệm vụ của nó chỉ dùng để dẫn đường cho rác về tới nơi thu gom. Tùy theo thiết kế, Garbage Chute cũng có thể được sử dụng làm đường ống gió, và mục tiêu hút gió trong trường hợp này chỉ là để khử đi mùi hôi bên trong đường ống và tránh lan tỏa ra ngoài.

Cấu tạo:
  • Vật liệu dùng để chế tạo Duct không quá đa dạng, các loại đường ống gió thông thường chỉ sử dụng tôn kẽm có độ dày thích hợp hoặc Duct cũng có thể chế tạo bằng vải, với các đường ống dẫn khói nóng Duct được chế tạo bằng sắt, trong một số trường hợp người ta sử dụng luôn các kết cấu bê tông để làm kênh gió…
  • Về hình dáng: Duct chủ yếu gồm các dạng chuẩn như Rectangular Duct / Round Duct / Oval Duct, nhưng trong một số trường hợp thì hình dạng của Duct có thể méo mó để đi được tới điểm cuối hệ thống.
  • Về kích thước: trong các tiêu chuẩn thường có quy định về kích thước của ống gió. Ví dụ như Rec Duct thường có kích thước các cạnh: 150, 175, 200, 225, 250…
  • Về phụ kiện và cách kết nối: Duct Fitting có thể nói là muôn hình vạn trạng, có thể kể tới một số loại fitting thông dụng như: rectangular elbow , reactangular elbow with turning vanes, radius elbow, radius elbow with turning vanes, tee, boot, tap, take off, offset….Duct chủ yếu kết nối bằng các loại nẹp.

Mặc dù cũng có tiêu chuẩn quy định nhưng cơ bản hình dạng, kích thước và các fitting của ống gió có thể nói là muốn sao cũng được. Tuy nhiên đối với các ống chữ nhật, tỉ lệ của 2 cạnh không nên vượt quá 1/4 để giảm bớt tổn thất.

Do đặc điểm Freesize của Duct nên có rất nhiều phương pháp tính toán thiết kế, sizing hệ thống Ductwork để làm giảm năng lượng tiêu thụ của quạt, phân bố đều không khí.

Có rất nhiều phương pháp sizing nhưng thường được sử dụng nhiều nhất là: equal friction, velocity reduction, static regain, T-method. Ứng với cùng 1 hệ thống, sử dụng phương pháp sizing khác nhau sẽ cho ra kích thước đường ống khác biệt, hiệu quả phân phối môi chất cũng như tiêu tốn năng lượng cho quạt cũng sẽ khác nhau.

Ai làm việc với Duct?

Phần lớn những người làm việc với hệ thống Ductwork đều là HVAC engineer. Duct xuất hiện trong các hệ thống Ventilation, Presurize , Depressurize, Distribution…

_________________________________

PIPE 

Nhiệm vụ:

Cũng giống như Duct, nhiệm vụ chính của Pipe là dùng để lưu chuyển phân phối các môi chất, tuy nhiên hệ thống piping yêu cầu cao về rò rỉ và áp lực. Nói tới Pipe, người ta thường nghĩ ngay tới hệ thống ống dẫn nước và các môi chất dạng lỏng, tuy nhiên thì Pipe cũng có thể dùng để dẫn khí.

Có thể kể ra một vài dạng đường ống sau đây:

  • Ống dẫn nước: nước sinh hoạt, nước uống, nước thải, nước biển, nước lạnh, nước nóng…
  • Ống dẫn hóa chất: các loại hóa chất, môi chất lạnh, dầu…
  • Ống dẫn khí: hơi nước, khí nén, khí đốt, khí y tế…
  • Pipe chia ra làm 2 mảng lớn là Piping và Pipeline.

Pipeline thường chỉ có chức năng chính là dẫn môi chất. Pipeline thông thường là các đường ống lớn có xu hướng đi thẳng và đi rất xa.

Piping ngoài việc dẫn môi chất còn có chức năng phân phối, vận hành hệ thống nhờ rất nhiều phụ kiện được gắn trên hệ thống.

Cấu tạo:

Do có yêu cầu về áp lực và rò rỉ nên vật liệu chế tạo ống vô cùng quan trọng. Một số loại vật liệu thông thường dễ gặp nhất là nhựa, thép, đồng, inox…

  • Về hình dáng: Piping chủ yếu có dạng ống tròn, tuy nhiên cũng có dạng hình vuông nhưng không phổ biến nhiều.
  • Về kích thước: Pipe thường dùng các ký hiệu Phi và DN để gọi kích thước.Phi thông thường là đường kính ngoài còn DN là đường kính danh nghĩa. Cùng một DN nhưng nếu khác tiêu chuẩn hoặc thậm chí cùng một tiêu chuẩn nhưng khác spec thì kích thước và độ dày của ống cũng khác nhau rất nhiều.

Một số loại Pipe Fitting thường gặp như: elbow, long radius elbow, tee, cross, reducer…Kết nối của pipe thường là hàn kín và dùng ren hoặc mặt bích.

Có rất nhiều tiêu chuẩn về Piping, điển hình như: ASTM, JIS, ASME…để biết rõ hơn về Piping có thể tìm đọc các tiêu chuẩn này.

Ai làm việc với Pipe?

Chủ yếu là các Piping Engineer, tuy nhiên có rất rất nhiều hệ thống sử dụng piping và do tính chất công việc của các Process Plant phức tạp nên phần giao thoa về mảng piping sẽ được các Piping Engineer đảm nhiệm.

Làm việc với hệ thống Piping bạn có thể sẽ rất cần thiết hiểu về hệ thống phân phối của nó: Pumping. Do đặc điểm của Piping phải theo sát các tiêu chuẩn nên việc thiết kế tối ưu hệ thống phân phối không thể sử dụng nhiều loại phương pháp sizing như Ductwork mà phụ thuộc vào phương pháp thiết kế hệ thống Pumping.

Piping cũng là một phần trong công việc chính của các kỹ sư: HVAC Engineer, Plumbing Engineer, Fire Engineer….

_________________________________

TUBE

Nhiệm vụ:

Mặc dù cũng có thể dùng để lưu chuyển môi chất nhưng khác với Pipe và Duct thì đây lại không phải nhiệm vụ chính của Tube.

Tube đôi khi có thể được dùng rất thô sơ như những thanh thép cho hệ thống kết cấu vì theo sức bền vật liệu thì thanh thép đặc so với thanh Tube rỗng vẫn chịu lực như nhau.

Các thiết bị thường phải gắn các đồng hồ đo đạc áp suất…thì đoạn ống nhỏ này chính là Tube, và nhiệm vụ của nó chỉ để kết nối thiết bị với hệ thống Piping, làm giảm sự chảy rối để thiết bị đo chính xác hơn.

Tuy nhiên, Tube được dùng nhiều nhất là trong các thiết bị. Tube là thành phần chính của các thiết bị như Chiller, Boiler, Heat exchanger, FCU, AHU…và ở đây thì chức năng chính của Tube là để trao đổi nhiệt.

Cấu tạo:

Do chức năng khá đa dạng nên tùy theo chức năng mà vậtt liệu sử dụng để chế tạo Tube khác nhau. Đối với hệ thống kết cấu hoặc ống trong lò hơi thì thường sử dụng thép nhưng với các thiết bị trao đổi nhiệt thông thường lại chủ yếu sử dụng đồng.

Hình dáng của Tube có thể là dạng vuông hoặc tròn nhưng cũng như Pipe, dạng Tube tròn phổ biến và được ứng dụng nhiều hơn. Tube cũng có thể được chế tạo có thêm các cánh trao đổi nhiệt bên trong hoặc bên ngoài.

Với các Tube tròn thường sử dụng OD để gọi kích thước. Các đặc điểm khác của Tube chủ yếu giống với Pipe.

Ai làm việc với Tube?

Do tube có khá nhiều công dụng nên tùy theo chức năng của nó ứng dụng vào lĩnh vực nào mà công việc liên quan tới Tubing sẽ được kỹ sư của mảng đó thực hiện như: HVAC engineer, Piping Engineer, Structure Engineer…

__________________________________

CONDUIT:

Về cơ bản thì Conduit giống với Pipe nhưng vật liệu chủ yếu là bằng nhựa, đôi khi sử dụng kim loại nhưng không có yêu cầu quá cao về vật liệu và hầu như chỉ sử dụng elbow để kết nối.

Ống Conduit thường có dạng tròn và cũng sử dụng ND (Nominal Diameter) để gọi kích thước Đường kính danh nghĩa.

Conduit chuyên dùng để bảo vệ các loại cáp quang và dây điện đi bên trong nó và cũng để cách li với các hệ thống xung quanh.

Ai làm việc với Conduit?

Chủ yếu là các Electrical Engineer.